Người mẹ có con mắc bệnh hiếm: 'Hạnh phúc là còn được ôm con vào lòng'
Đây là lô sách nhập khẩu từ Nhật Bản, bao gồm các đầu sách thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Nội dung sách trải rộng từ các công nghệ hiện đại như cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin, đến các lĩnh vực chuyên sâu như nhiệt động học, cơ học chất rắn và kết cấu.TS. Võ Tá Hân cũng đã nhiều lần tặng sách cho Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Năm 2023, ông tài trợ quyền truy cập vĩnh viễn 500 đầu sách điện tử (ebooks) từ Nhà xuất bản World Scientific (Singapore) cho thư viện nhà trường, với tổng trị giá khoảng 90.000 USD.TS. Võ Tá Hân sang Mỹ du học vào năm 1968 và tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) năm 1972. Sau đó, ông làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính tại nhiều quốc gia như Canada, Philippines và Singapore.Năm 1988, trong chuyến trở về thăm Việt Nam lần đầu tiên, ông nhận thấy sự thiếu thốn về tài liệu khoa học và kỹ thuật trong nước. Từ đó, ông khởi xướng chương trình "Books 4 Vietnam" nhằm quyên góp và chuyển sách khoa học kỹ thuật từ nước ngoài về Việt Nam. Trong hơn 30 năm qua, ông đã trao tặng hơn 1 triệu cuốn sách với tổng trị giá hàng triệu USD cho các thư viện, trường ĐH và cao đẳng trên cả nước.Tại buổi lễ, PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, chia sẻ rằng 1.018 đầu sách do gia đình TS. Võ Tá Hân trao tặng sẽ đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tài liệu phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập cho giảng viên, cán bộ và sinh viên. Đặc biệt, nguồn sách quý này không chỉ dành riêng cho Trường ĐH Bách khoa mà còn được chia sẻ với các trường ĐH khác qua hệ thống liên thư viện.Bà Lê Thị Mỹ Châu, phu nhân của TS. Võ Tá Hân, cho biết gia đình bà luôn mong muốn góp phần lan tỏa tri thức, đóng góp vào sự phát triển giáo dục tại Việt Nam, đặc biệt thông qua việc trao tặng sách.Theo bà Châu, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là một trong những trường ĐH kỹ thuật hàng đầu của cả nước, đào tạo những thế hệ sinh viên xuất sắc, đóng vai trò như "cánh chim đầu đàn" trong lĩnh vực kỹ thuật. Do đó, bà mong rằng lượng sách và tri thức này sẽ giúp ích cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường. "Đó cũng là tâm nguyện của những người Việt Nam xa xứ như gia đình chúng tôi, luôn hướng về Việt Nam với mong muốn xây dựng và phát triển đất nước", bà Châu chia sẻ.Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Thu, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết hiện nay nhiều trường ĐH trong nước vẫn còn thiếu hụt nhiều tài liệu về khoa học và kỹ thuật. Nhờ sự đóng góp của TS. Võ Tá Hân, trong nhiều năm qua, đã có hơn 1 triệu cuốn sách được chuyển về nước, giúp mở rộng tri thức cho đội ngũ giảng viên và sinh viên.Theo ông Thu, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM luôn cố gắng phát huy hiệu quả nguồn lực kiều bào, từ kinh tế, khoa học kỹ thuật đến tri thức. Chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp của TS. Võ Tá Hân và nhiều trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong việc chung tay xây dựng thành phố.Tốt nghiệp ĐH ngành sức khỏe, có thể học các chuyên khoa nào, theo quy định mới?
Ở trận khai mạc giải giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO diễn ra vào chiều 28.12, đội Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM (UPES) chạm trán với đội Trường ĐH Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM. Đây là trận đấu đầy duyên nợ, khi HLV trưởng của hai đội, ông Phạm Thái Vinh và Hồ Văn Lừng là 2 người bạn thân thiết ngoài đời.Tại bảng A của vòng loại khu vực TP.HCM, đội UPES là đương kim vô địch và được đánh giá là ứng viên nặng ký nhất cho ngôi nhất bảng. Trong khi đó, đội Trường ĐH GTVT TP.HCM có thực lực và được xem là đối trọng của UPES. Ngay lập tức, đội bóng của HLV Hồ Văn Lừng đã chứng minh được bản lĩnh, khi đánh bại nhà vô địch bóng đá sinh viên mùa giải 2024 với tỷ số chung cuộc 2-0.Sau trận đấu, HLV Hồ Văn Lừng của đội Trường ĐH GTVT TP.HCM chia sẻ: "Vì tính chất công việc, nên khi vào sân thì tôi và Vinh phải đứng trên 2 chiến tuyến và đối đầu nhau. Nhưng sau trận đấu, dù thắng hay thua, chúng tôi vẫn là những người bạn thân, anh em của nhau".Theo HLV Hồ Văn Lừng, yếu tố giúp đội Trường ĐH GTVT TP.HCM giành chiến thắng trước đối thủ mạnh là nhờ tinh thần quyết tâm, nỗ lực và chơi tập trung trong suốt trận đấu. Bên cạnh đó, sự ủng hộ của nhà trường khi huy động hàng ngàn sinh viên đến lấp đầy sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng ngày khai mạc cũng là "liều doping" giúp đội Trường ĐH GTVT TP.HCM thi đấu như không biết mệt. "Việc trời đổ mưa trong hiệp 2 cũng là yếu tố thuận lợi của đội Trường ĐH GTVT TP.HCM. Xét về kỹ thuật, chúng tôi không thể sánh bằng với đội UPES. Nhưng dưới trời mưa, đội UPES khó lòng phát huy được lối đá kỹ thuật sở trường. Trong khi đó, chúng tôi đã tận dụng cơ hội tốt hơn để ghi 2 bàn và giành chiến thắng", HLV Hồ Văn Lừng bật mí.Giành chiến thắng trước đội cạnh tranh trực tiếp, đội Trường ĐH GTVT đang nắm lợi thế lớn trong cuộc đua đến ngôi nhất bảng, để góp mặt ở vòng play-off và giành vé vào vòng chung kết. HLV Hồ Văn Lừng nhấn mạnh sẽ không chủ quan trong chặng đường sắp tới và coi mỗi trận đều như chung kết, phải giành chiến thắng tất cả để chắc vé đi tiếp.Trong khi đó, đội đương kim vô địch UPES rơi vào tình thế khó khăn và không còn quyền tự quyết. HLV Phạm Thái Vinh thừa nhận UPES đã có một trận đấu dưới sức nên phải nhận thất bại. "Khả năng rời giải là rất cao, đến 90%, trong khi khả năng vào vòng play-off chỉ còn 10%. Tuy nhiên, dù chỉ còn 1% thì chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu. UPES không bao giờ từ bỏ", ông Vinh khẳng định.
Giữa đỉnh mặn, Keppel đưa nước sạch đến gần 20.000 người dân đồng bằng sông Cửu Long
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.
Công ty CP Tập đoàn Intimex do ông Đỗ Hà Nam làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc dẫn đầu về sản lượng cà phê nhân.
'Tìm người đi tàu Cát Linh - Hà Đông liên quan ca nhiễm mới' là thông tin thất thiệt
Các đảng đối lập tại Ấn Độ đã chỉ trích lời đề nghị bán tiêm kích F-35 cho nước này của Tổng thống Mỹ Donald Trump với lý do chi phí cao, theo Reuters đưa tin hôm 17.2.Chỉ trích được đưa ra trong bối cảnh Nga đã thảo luận về việc sản xuất máy bay phản lực tiên tiến nhất của mình tại Ấn Độ, theo mục tiêu của Thủ tướng Narendra Modi.Đề nghị từ Mỹ và Nga được đưa ra vào thời điểm các phi đoàn của Không quân Ấn Độ đã giảm xuống còn 31 từ con số 42 phi đoàn.Sau cuộc gặp với ông Modi vào tuần trước, ông Trump nói rằng Mỹ sẽ tăng các thương vụ quân sự với Ấn Độ từ năm nay và sẽ dần cung cấp tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 của hãng Lockheed Martin.Đảng Quốc đại Ấn Độ viện dẫn những chỉ trích trước đây của tỉ phú Elon Musk về mẫu tiêm kích này để nhắm vào chính phủ của Thủ tướng Modi."Chiếc F-35 mà ông Elon Musk mô tả là rác, tại sao ông Narendra Modi lại nhất quyết mua?", theo một bài đăng trên tài khoản X chính thức của đảng Quốc đại, đồng thời nói rằng máy bay này đắt tiền và có chi phí vận hành cao.Chính phủ Mỹ ước tính một chiếc F-35 có giá khoảng 80 triệu USD.Chính phủ Ấn Độ chưa nói rằng họ có ý định mua máy bay này. Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đã nói với báo giới vào tuần trước rằng lời đề nghị của Mỹ đang ở "giai đoạn đề xuất", đồng thời nói thêm rằng quá trình mua sắm vẫn chưa bắt đầu.Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã không trả lời ngay lập tức đề nghị đưa ra bình luận liên quan.Tuần trước, Nga đề nghị sản xuất tại Ấn Độ mẫu tiêm kích thế hệ thứ 5 Sukhoi Su-57, trong đó có dùng các bộ phận tại Ấn Độ, đồng thời cho biết việc sản xuất có thể bắt đầu sớm nhất là vào năm nay nếu Ấn Độ đồng ý."Nga chưa bao giờ ngại chuyển giao công nghệ", theo ông Amit Cowshish, cựu cố vấn tài chính về mua sắm tại Bộ Quốc phòng Ấn Độ."Vấn đề không phải là Nga đề nghị chuyển giao công nghệ, chúng tôi sẽ tiếp tục giao dịch với Nga như mua dầu và có thể mua một vài thứ khác, nhưng một thỏa thuận (quốc phòng) lớn như vậy có thể sẽ tạo ra những khó khăn riêng đối với Mỹ", ông Cowshish cho biết.